Thuật ngữ được sử dụng trong đồng hồ đeo tay

11:36 - 07/09/2022

A

Amplitude (Biên độ): Khi bộ vành tóc hoạt động, dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc mà vành tóc sẽ dao động qua lại quanh 1 điểm cân bằng. Góc tạo ra do chuyển động qua lại của vành tóc gọi là biên độ.

Analogue Display (Màn hình hiển thị số tương tự) Báo thời gian trôi qua bằng một dấu hiệu (thường là ở dạng kim đồng hồ) trên một thang chia độ trên mặt số đồng hồ.

Antimagnetic Watches (Đồng hồ chống nhiễm từ) Đồng hồ không chịu ảnh hưởng hoặc ít chịu ảnh hưởng của từ trường. Các chi tiết bên trong đồng hồ thường được làm bằng các hợp kim niken không từ tính hoặc vàng…nên không chịu tác dụng của từ tính.

Annual Calendar (Lịch năm) Một đồng hồ cho biết thứ, ngày, tháng, và 24 giờ, tự động điều chỉnh cho các tháng ngắn và dài. Chỉ cần lại lịch một năm một lần, từ cuối tháng 2 đến mùng 1 tháng 3. (Tháng 2 bình thường 28 ngày; cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày).

Aperture (Cửa sổ) Cửa sổ nhỏ trên đồng hồ. Mặt số của một số đồng hồ có những cửa sổ cho biết những số chỉ nhất định (ví dụ: ngày, giờ, v.v).

Applique (Vật đính) Những con số hoặc biểu tượng được cắt bằng kim loại tấm và được gắn, hoặc bắt đinh tán lên mặt số đồng hồ.

Arbour (Đầu Trục): Đầu trục của các bánh răng.

Arm-in-the-Air Watch (Đồng hồ Cánh tay trên không) Một hình minh hoạ trên một mặt số đồng hồ với những bộ phận chuyển động để cho biết thời gian theo giờ và phút khi nhấn vào một nút.

Astronomical Watch (Đồng hồ thiên văn) Một loại đồng hồ cho biết thời gian dựa vào mặt trời, mặt trăng và các vì sao, ví dụ như phương trình thời gian, tuần trăng, thời gian theo thiên văn, kim đồng hồ mặt trời, thời gian mặt trời mọc, mặt trời lặn, hoàng đới, và đĩa sao.

Automatic Watch (Đồng hồ tự động) Đồng hồ được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay của người đeo. Dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, trong bộ tự động có 1 quả văng hình bán nguyệt sẽ chuyển động liên tục khi cánh tay đeo đồng hồ chuyển động. Qua 1 hệ bánh răng ăn khớp mà làm dây cót được cuộn lại, tích trữ năng lượng cho đồng hồ hoạt động. Chính nhờ vậy mà ta không phải lên giây cót hàng ngày. Hệ thống này do nhà phát minh người Thuỵ Sĩ Abraham-Louis Perrelet phát minh ra vào thế kỷ 18.

Automaton (Thiết bị tự động) Một chiếc đồng hồ với những đặc điểm bên ngoài hình con người hoặc động vật chuyển động cùng cơ chế.

Atisock (bộ nồ sốc): Thường được lắp ở đầu trục các bánh xe, đặc biệt là bộ vành tóc. Trong đồng hồ, các chi tiết đều nhỏ bé nhất là các đầu trục, thậm chí có đầu trục nhỏ như một sợi tóc, kỹ thuật viên muốn kiểm tra phải dùng lúp phóng, vì vậy chúng rất dễ bị gãy hoặc cong khi có tác động như: rơi, ngã, va chạm… A-Ti-Shock có tác dụng làm giảm xung động khi va chạm, tránh cong gãy đầu trục các bánh xe. Cơ chế của nó cũng đơn giản nhưng lại rất tiện lợi, đó là khi có va chạm toàn bộ nồi shock sẽ trượt xuống theo theo ổ shock triệt tiêu lực tác động lên đầu trục.

B

Balance Wheel (Bộ vành tóc) Một bộ phận có dạng bánh răng trong đồng hồ được lắp chặt vào 1 trục quay. Trên trục quay đó, người ta lắp thêm 1 bộ phận được gọi là dây tóc có hình dạng theo vòng xoắn Asimet. Một đầu của dây tóc được gắn cố định vào máy, 1 đầu được gắn chặt với trục quay. Dựa trên nguyên lý đàn hồi của dây tóc mà bộ vành tóc chuyển động liên tuc, làm cho đồng hồ hoạt động. Có thể xem thêm về “nguyên lý làm việc của đồng hồ cơ” để biết thêm chi tiết.

Barrel arbor (Trụ cót) Trụ chứa dây cót của đồng hồ, được gắn với hộp ở phần ngoài của nó. Với kết cấu đặc biệt, phần giữa của trụ cót lắp chặt với đầu trong của dây cót. Chính vì vậy khi trụ cót quay, dây cót được cuộn lại để tích trữ năng lượng cho đồng.

Barrel drum (Hộp cót): Hộp hình trụ để chứa toàn bộ dây cót và trụ cót. Phần ngoài hộp cót được phay thành răng cưa gọi là “bánh răng hộp cót”. Bánh răng hộp cót được ăn khớp với các bánh xe truyền động. Chính vì vậy, khi dây cót “nhả” năng lượng thì hộp cót sẽ quay và làm cho bộ bánh xe truyền động quay.

Barrel cuver (Nắp hộp cót): Thực chất là một nắp đậy được lắp chặt với hộp cót dùng để bảo vệ và khống ché toàn bộ trụ cót, dây cót nằm yên vị, chắc chắn trong hộp cót.

Barrel comlet (Ổ cót): Sau khi dây cót, trụ cót được lắp vào trong hộp cót và đậy chặt bằng nắp hộp cót thì người ta gọi chung là ổ cót

Bezel (Gờ lắp mặt kính) Vòng kẹp làm giá cho mặt kính hoặc pha lê. Nó tạo nên một phần của vỏ vừa có tác dụng giữ cho kính vừa có tác dụng như một hình thức trang trí, làm đẹp tạo kiểu dáng cho đồng hồ. Đối với một số mẫu đồng hồ thể thao người ta còn in khắc như một vành toạ độ để đo hướng, vận tốc, hoặc thời gian…

Bracelet (Dây đeo đồng hồ) Một đai kim loại uyển chuyển với các khoen kết hợp, được lắp chặt với 2 đầu của tai vỏ. Các khoen có thể tháo ra để thay đổi độ dài của dây đeophù hợp với cổ tay người dùng. Cần lưu ý, cùng là dây đeo và có tác dụng như nhau nhưng nếu dây đeo làm bằng da hoặc vật liệu không phải bằng kim loại thì người ta gọi là “strap”

Bridge (Cầu máy) Tấm kim loại được đặt cố định trên “bản máy” nhờ hai hoặc nhiều đinh ốc. Tác dụng chung của bản máy và cầu máy là giữ cố định các đầu trục bánh xe ở vị trí với độ dơ cần thiết. Chính vì vậy mà các bánh xe được ăn khớp và chuyển động một cách trơn tru.

Buckle (Khóa) Thường Là bộ phận gắn hai phần của dây đeo đồng hồ để tiện cho việc đeo và tháo đồng hồ khỏi cổ tay một cách dễ dàng.

C

Calibre (Mã dòng máy) Mỗi một máy đồng hồ dù là cơ hay quartz đều được đặt cho một mã số. Dựa vào đó người thợ kỹ thuật có thể dễ dàng tìm được linh kiện, phụ tùng thay thế.
Ví dụ: Đồng hồ Longines L2.518.4.78.6 có Calibre là 619. Qua Calibre 619 ta có thể biết Longines sử dụng máy ETA 2892 A/2.

Carat (Cara) 1 cara = 1/24 lượng vàng nguyên chất trong một hợp kim vàng. Một hợp kim vàng 18 cara chứa 18/24 vàng nguyên chất = 75% hàm lượng vàng nguyên chất. Khác với cara của vàng, cara của kim cương được tính bằng trọng lượng viên kim cương. 1 cara = 1/4 gram. Nói viên kim cương 1cara có nghĩa là trọng lượng của nó nặng tương đương 1/4 gram

Chime/Carillon (Chuông/Chuông chùm) Một cơ chế báo thời gian bằng âm thanh của đồng hồ, thường phát ra tiếng nhờ các búa gõ lên chuông dĩa bên trong vỏ đồng hồ. Một chuông chứa nhiều hơn hai chuông đĩa được gọi là chuông chùm.

Xem thêm: Địa chỉ bán đồng hồ cũ tại Hà Nội giá cao

Chronograph (Đồng hồ ghi thời gian) Hay còn gọi là bấm giây thể thao vì thường được dùng trong các đồng hồ thể thao có nhiệm vụ ghi lại thời gian hoạt động của một môn thể thao nào đó như: chạy, bơi lội, đua xe,… Khi sử dụng chức năng Chronograph, ngoài việc chỉ giờ thông thường, đồng hồ lúc này trở thành như một đồng hồ bấm giây (hay dùng cho các huấn luyện viên, trọng tà,…). Đồng hồ có thể đo độ chính xác từ 1 phần 10 giây đến 1 phần trăm giây tuỳ thuộc thiết kế.

Chronometer (Crô-nô-mét) Dấu hiệu chứng nhận cho độ chính xác của đồng hồ cơ khí. Đối với những đồng hồ thông thường, khi kiểm tra độ chính xác của máy chỉ cần kiểm tra ở 3 vị trí đeo thông thường như úp, ngửa và đứng. Nhưng đối với đồng hồ khi có dấu Chronometer thì máy đó phải được kiểm tra độ chính xác ở cả 6 chiều đeo. Chính vì vậy độ chính xác của đồng hồ Chronometer cao hơn với đồng hồ thông thường rất nhiều.

COSC Là viết tắt của “Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres”. Đây là cơ quan kiểm tra, đánh giá độ chính xác uy tín nhất của Thuỵ Sĩ trên toàn thế giới về đồng hồ.

Complication (Đa chức năng) Là bất kỳ chức năng nào của đồng hồ ngoài chức năng hiển thị giờ, phút, và giây. Đồng hồ đa chức năng được chia thành ba loại: đồng hồ có thêm một hoặc một số chức năng định thời (những đồng hồ hiển thị giây độc lập hoặc giây nhảy, đồng hồ ghi phút hoặc kim đồng hồ quay ngược); đồng hồ báo chuông (nhắc phút); và đồng hồ với những số chỉ thiên văn (lịch vạn niên, tuần trăng, phương trình thời gian). Loại đồng hồ kết hợp các cơ chế của cả ba loại, nó được gọi là Đại Đa năng (Grand Complication).

Case (vỏ) Vỏ đồng hồ. Vỏ đồng hồ dùng để bảo vệ bộ máy bên trong, cùng với logo và thương hiệu chiếm 70% giá trị của đồng hồ. Hình thức và kiểu dáng của nó tạo ra phong cách của bạn. Để tạo nên vỏ đồng hồ người ta sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau tuỳ thuộc vào giá trị, thương hiệu của đồng hồ như: Nhựa, Atimon, đồng, thép, vỏ mạ trên chất liệu thép hoặc đồng, vàng nguyên chất, ceramic…

Case back (nắp đáy): Nắp đắy của đồng hồ. Sau khi lắp máy và vỏ phải có nắp đáy đậy lại để bảo vệ máy. Đây cũng là nơi kỹ thuật viên tháo mở để kiểm tra sửa chữa bộ máy bên trong. Hầu hết các thông số kỹ thuật sẽ được ghi phía sau đắy để người tiêu dùng nắm được như: model, seri number, độ chịu nước, chất liệu vỏ…

Case back gasket (gioăng đắy) Giữa đắy và vỏ có một vòng giăng được làm bằng cao su hoặc plastic để tăng cường độ chặt giữa đắy và vỏ mà không bị “cháy ren” ( đối với đồng hồ đắy vặn ren) và ngăn cản nước thâm nhập vào bên trong ( đối với đồng hồ đắy ép). Việc ngăn chặn nước có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy khi thay pin hoặc sửa chữa kỹ thuật viên thường yêu cầu phải thay mới gioăng đắy để đảm bảo an toàn cho bộ máy đồng hồ.

Crystal (kính) Kính của đồng hồ, tác dụng bảo vệ mặt số và kim (thử tưởng tượng đồng hồ không có kính thì thế nào nhỉ…?). Kính có nhiều loại mức độ từ thấp đến cao: Nhựa, mi-ca, kính tự nhiên, kính saphire hay còn gọi kính chống xước, kính lúp, kính phản quang. Tác dụng của chúngnhư sau:

– Kính nhựa và mi-ca: thường dùng trong đồng hồ thể thao vì mềm, dễ đàn hồi nên khó vỡ hạn chế gây chấn thương cho vận động viên.
– Kính tự nhiên: thường được dùng trong các đồng hồ thời trang, mặt kính trong, độ đàn hồi cao nên khó vỡ hơn khi va chạm.
– Kính saphire: hiện được ứng dụng rộng rãi nhất trong tất cả các dòng, các thương hiệu đồng hồ vì tính chống xước cao nhưng có nhược điểm là ròn dễ nứt vỡ.
– Kính lúp: thường dùng trong những mẫu đồng hồ nữ, tác dụng để người đeo nhìn rõ hơn cácchi tiết của mặt số.
– Kính phản quang: dùng để hạn chế sự khúc xạ, bóng ngược khi dùng ngoài trời nhiều ánh nắng.

Crystal gasket (gioăng kính) Giống như gioăng đáy, giữa kính và vỏ có một vòng gioăng đệm thường làm bằng cao su (rubber gasket) hoặc plastic (Plastic gasket) để tăng cưòng sự kín khít không cho nước thâm nhập vào bên trong đồng thời tác dụng như một đệm đàn hồi tránh làm vỡ kính trong quá trình sử dụng như: dãn nở nhiệt, có xung động khi va chạm…

Crown (núm) Núm vặn của đồng hồ dùng để lên giây, lấy giờ cũng như chỉnh các chức năng khác như lịch thứ, lịch ngày…Điểm chú ý khi dùng đồng hồ là sau khi chỉnh các chức năng của đồng hồ xong phải ấn núm trở lại vị trí trong cùng để ngăn chặn nước đựơc tốt nhất. Ở một số đồng hồ bơi lặn, núm có tiện thêm ren để bắt chặt với ống muống. Khi muốn chỉnh giờ phải vặn ren ngược chiều kim đồng hồ rồi mới rút núm. Sau khi chỉnh cũng phải vặn lại ren thuận theo chiều kim đồng hồ.

Crown gasket (gioăng núm) Trong quá trình sử dụng, núm đồng hồ hay được rút ra để chỉnh giờ, lên giây, chỉnh lại ngày tháng… vì vậy, để ngăn chặn nước thâm nhập vào bên trong người ta lắp 1 vòng gioăng cao su bên trong núm để chặn nứơc.Gioăng núm được chọn phải làcao su có chất lượng tốt nhất, độ đàn hồi cao, bề mặt nhẵn mịn không gợn để đảm bảo độ chịu nước. Có một số thương hiệu đồng hồ cao cấp như EDOX thậm chí người ta thiết kế đến 2 vòng gioăng để đảm bảo độ kín nước.

Coaxial Escapement (Con ngựa đồng trục) Con ngựa đồng trục là phát minh của thợ đồng hồ người Anh George Daniels. So với bộ chỉnh động thông thường gồm bánh răng gai, ngựa và lá trang thì trong một cải tiến mới, Bánh răng gai được thiết kế 2 tầng, ngựa đựoc thiết kế kiểu mới với 3 chân kính guốc ngựa (so với 2 chân kính guốc ngựa như trước đây) để ăn khớp với bánh răng gai 2 tầng. Mục đích của nó là làm giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động và kéo dài tuổi thọ của nó. Lực truyền sang bộ vành tóc đều hơn, cân bằng và ổn định hơn.

D

Daily Rate (Sai số hàng ngày) Thuật ngữ dùng để chỉ sự sai số hay còn gọi là độ chính xác của đồng hồ. Tuỳ theo từng loại máy mà có độ sai số khác nhau. Thông thường đối với đồng hồ cơ, độ sai số hàng ngày là từ -5’ đến +10’. Đối với đồng hồ điện tử thì độ sai số rất nhỏ, gần như tuyệt đối chỉ có+-0,25’/năm.

Damaskeening (Khảm hoa văn) Những thiết kế hoặc dạng thức được khắc trên các mặt chuyển động của đồng hồ.

Date Display (Hiển thị ngày) Hiển thị ngày trên mặt số đồng hồ. Trong những đồng hồ cơ, các đĩa tròn và thanh được sử dụng cho mục đích này. Chúng được nối với cơ chế chuyển động nhờ những bánh răng truyền động.

Day/Date Watch (Đồng hồ thứ/ngày) Đồng hồ không chỉ cho biết ngày mà còn cho biết các thứ trong tuần.

Dial (Mặt số) “Mặt số” đồng hồ. Có tác dụng để xem giờ dễ dàng nhưng cũng là nơi mà người thợ tạo ra cái “hồn” cho đồng hồ. Chính vì vậy có rất nhiều kiểu, dạng, chế tác cho mặt số như: khảm trai, tráng men, mạ vàng, in phủ, sơn bóng, hoặc nạm đá quý, kim cương…

Digital (Đồng hồ kĩ thuật số) Đồng hồ điện tử chỉ thị hiện số thay cho chỉ thị bằng kim đồng hồ. Con số hiện lên qua một LCD (màn hình tinh thể lỏng) cho biết một số chỉ thời gian liên tục, hoặc qua một LED (điốt phát sáng), cho biết thời gian ngay lúc cách ấn nút.

Diving Watch (Đồng hồ lặn) Đồng hồ đeo tay được chế tạo đặc biệt để thích hợp khi lặn dưới biển sâu. Đồng hồ lặn thường bắt ốc các núm lên dây cót và một ổ chân kính đơn hướng với các dấu hiệu chỉ phút, được sử dụng để tính tổng thời gian một thợ lặn ở dưới nước. Chúng được bảo đảm để chịu được áp suất nước cao, ít nhất từ 100 ATM (tương đương 10bar), đôi khi lên đến 500 ATM (tương đương 50bar).

Dual Timer (Đồng hồ kép) Một loại đồng hồ đo thời gian địa phương tại thời điểm hiện tại và thời gian tại ít nhất một múi giờ khác. Bộ phận báo thời gian bổ sung đó có thể là một mặt số giống hệt, một kim đồng hồ khác, những mặt số nhỏ, hoặc những phương tiện khác.

E

Ebauche (Phác chế) Cơ chế chuyển động không hoàn chỉnh của đồng hồ theo nguyên tắc chưa có dây cót và con lắc, còn được gọi là Cơ chế chuyển động trống. Những cơ chế chuyển động trống được lắp ráp, tinh chỉnh và hoàn thiện với những bộ phận còn thiếu.

Equation Of Time (Phương trình thời gian) Sự chệnh lệch giữa thời gian trung bình theo mặt trời (thời gian pháp định nhất trí với 24 giờ/ngày) và thời gian thực theo mặt trời tại bất kỳ thời điểm nào. Sự chênh lệch này được bù bốn lần một năm, phạm vi từ khoảng +14,5 phút vào tháng 2 đến khoảng -16,5 phút vào tháng 12.

Escapement (Con ngựa) Một linh kiện trong đồng hồ có tác dụng biến chuyển động tròn xoay của bánh răng gai thành xung lực truyền cho bộ vành tóc. Con ngựa là thuật ngữ của những người thợ sửa chữa đồng hồ tại Việt nam. Theo nguyên bản trong cuốn “Kỹ thuật sửa chữa đồng hồ” do các giáo viên trường “đào tạo kỹ thuật sửa chữa đồng hồ Hà nội” (Trường đào tạo nghề sửa chữa đồng hồ duy nhất tại Đông nam Á) nay đổi tên thành trường “Đào tạo nghề Đồng hồ-điện tử-tin học Hà nội” giải thích thì thời Pháp thuộc,nghề sửa chữa đồng hồ tại nước ta chỉ mang tính mày mò, tự nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Chính vì vậy, khi sửa chữa, các bác thợ phải tự đặt tên cho các linh kiện đồng hồ để dễ gọi hoặc dễ truyền đạt. Chính vì vậy, mới có chuyện cùng một linh kiện nhưng mỗi vùng, mỗi nơi lại gọi khác nhau. Trở lại chuyện “con ngựa” trong đồng hồ thì đơn giản là hình dáng của linh kiện này các bác thợ liên tưởng nó giống như chiếc xe kéo ngựa thời xưa nên gọi là con ngựa sau trở thành tên.

Escapement Wheel (Bánh răng gai) Bánh răng gai là thành phần trong “bộ chỉnh động” ở đồng hồ gồm Bánh răng gai, ngựa và lá trang. Nó là bánh răng cuối cùng trong bộ các bánh xe để truyền chuyển động tròn xoay cho ngựa, ngựa sẽ biến thành xung lực truyền cho bộ vành tóc thông qua lá trang.Còn tại sao goi là ‘bánh răng gai” thì được giải thích như sau: Theo nguyên bản trong cuốn “Kỹ thuật sửa chữa đồng hồ” do các giáo viên trường “đào tạo kỹ thuật sửa chữa đồng hồ Hà nội” (Trường đào tạo nghề sửa chữa đồng hồ duy nhất tại Đông nam Á) nay đổi tên thành trường “Đào tạo nghề Đồng hồ-điện tử-tin học Hà nội” giải thích thì thời Pháp thuộc,nghề sửa chữa đồng hồ tại nước ta chỉ mang tính mày mò, tự nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Chính vì vậy, khi sửa chữa, các bác thợ phải tự đặt tên cho các linh kiện đồng hồ để dễ gọi hoặc dễ truyền đạt. Chính vì vậy, mới có chuyện cùng một linh kiện nhưng mỗi vùng, mỗi nơi lại gọi khác nhau. Trở lại chuyện “bánh răng gai” trong đồng hồ thì đơn giản là răng bánh răng gai có cấu tạo đặc biệt không như các bánh xe bình thường mà có nhiều “gai” nên gọi là “bánh răng gai”. Tuy nhiên có vùng thì gọi là bánh xe thoát vì là bánh xe thoát cuối cùng trong bộ bánh xe.

F

Fine Time Adjustment (Tinh chỉnh thời gian) Cần điều chỉnh dùng để chỉnh chính xác thời gian hàng ngày.

Flyback Chronograph (Thời kế chạy lùi) Thời kế này hoạt động như sau. Nhấn lần đầu vào nút bấm thời kế để khởi động kim giây. Nhấn lần thứ hai để đặt lại kim giây về số không và sau đó khởi động lại. Thời kế này khác với một đồng hồ gian thông thường ở chỗ với đồng hồ thông thường, bạn chỉ cần nhấn nút một lần để khởi động, nhấn thêm một lần để dừng, và nhấn một nút khác để trở về số không, và sau đó thêm một lần nữa để bắt đầu lại. Mục đích chính của thời kế chạy lùi là bắt đầu lại trình tự định thời một cách nhanh chóng.

Flyback Date Hand (Kim đồng hồ chỉ ngày của thời kế chạy lùi) Trong một thời kế có thêm một kim giây ở giữa chồng lên kim giây chính. Có thể dừng nó độc lập và sau đó làm cho nó “chạy lùi” để bắt kịp với kim giây chính. Nó có thể được dừng lại và đặt lại ở số không cùng với kim giây chính.

Frequency (Tần số) Xác định số lần dao động mỗi giây. Tần số thường được ký hiệu bằng chữ viết tắt là Hz (Hertz). Tần số càng cao, đồng hồ càng chính xác.

Thợ Đồng Hồ.

Tin tức liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đặt lịch sửa đồng hồ

    Họ tên:

    Địa chỉ:

    Số điện thoại:

    Ngày sửa chữa:

    Yêu cầu khác:

    .
    .
    .
    .
    Tư vấn ngay