Cấu tạo đồng hồ cơ
Khi đeo trên tay một chiếc đồng hồ cơ? Có khi nào bạn tò mò muốn biết, cấu tạo đồng hồ cơ gồm những bộ phận nào chưa? Nom thì khá phức tạp, chứ không dừng lại ở 2 phần là: Đồng hồ và dây đeo thôi đâu.
Tuy nhiên, ở mỗi bộ máy cơ, quartz, solar, kinetic,.. Đều có cấu tạo cũng như thiết kế khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào kỹ thuật của từng hãng sản xuất. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những bộ phận cơ bản của một chiếc đồng hồ cơ.
Nội dung chính
Cấu tạo đồng hồ cơ?
Như đã nói ở trên, thì cấu tạo đồng hồ cơ cũng khá phức tạp. Có ít nhất vài trăm chi tiết cơ khí được lắp ráp với nhau trực tiếp (gián tiếp). Để tạo thành một khối thống nhất, giúp truyền động năng để bộ máy này có thể hoạt động.
Dù như vậy, nhưng cấu tạo đồng hồ cơ được chia thành 4 bộ phận chính: Thân vỏ, bộ kim, mặt kính, và bộ máy.
Case – Vỏ đồng hồ:
Không thể bỏ qua được bộ phận này, có tác dụng như áo giáp để che chở cho các chi tiết máy ở bên trong. Vỏ đồng hồ cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người đeo. Cũng là phần tạo nên vẻ đẹp cho chiếc đồng hồ. Thân vỏ sử dụng nhiều chất liệu khác nhau.
Có thể kể đến 3 kiểu vỏ thường được đưa vào các thiết kế.
Vỏ thép Inox hay thép không gỉ: khá phổ biến hiện nay, nhận biết qua các dòng chữ Stainless hoặc All Steel. Với khả năng bền bỉ, chống ăn mòn cao, giá thành cũng không quá cao.
Vỏ mạ (Base Metal)
Và một số chất liệu khác: Gốm, Carbon, nhôm, titanium,…
Kim đồng hồ:
Đây là bộ phận khá quan trọng của cấu tạo đồng hồ cơ. Kim đồng hồ có nhiều hình dạng khác nhau. Thường bạn sẽ thấy một bộ kim gồm 3 kim giờ, phút, giây. Cổ điển, sang trọng hay năng động,.. Phụ thuộc 1 phần vào bộ kim đồng hồ này đấy.
Mặt kính đồng hồ:
Mặt kính trong suốt tưởng chừng như mỏng manh. Nhưng lại là bộ phận để bảo vệ cho mặt đồng hồ. Có thể chia mặt kính thành 4 loại
- Kính khoáng (Mineral glass): có khả năng chống xước nhẹ
- Kính cứng (Hardness glass) chống xước và chống va đập tốt.
- Kính tráng Sapphire (S. Sapphire): khả năng chống xước cao
- Kính Sapphire (Sapphire glass, Sapphire crystal): Chống xước gần như hoàn hảo, thường trang bị ở những đồng hồ cao cấp.
Nếu như mặt kính đồng hồ bị xước, cần đánh bóng hay thay kính đồng hồ. Thì hãy để Alowatch làm điều đó giúp bạn nhé.
Bộ máy – Movement:
Đây là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ. Chứ chẳng riêng gì cấu tạo đồng hồ cơ. Tuy nhiên, bộ máy cơ là một hệ thống các chi tiết được lắp ráp theo trình tự với chức năng chính là điều chỉnh kim, lên cót và tích trữ cót.
Theo cơ chế chuyển động của từng loại máy, có thể tạm chia ra thành 2 bộ máy cơ bản:
Máy cơ (automatic): sử dụng hệ thống cơ khí (bánh xe) và dây cót để giúp đồng hồ hoạt động. Cỗ máy lấy năng lượng chính từ bộ cót, thông qua hệ thống bánh răng. Bộ tóc để điều hòa và điều khiển kim đồng hồ hoạt động. Năng lượng sẽ được tích trữ bằng cách vặn núm. Hoặc tự động lên giây cót thông qua “quả lăng”.
Máy quartz: Đây là loại máy sử dụng tinh thể thạch anh để tạo xung nhịp đếm thời gian. Và sử dụng pin để vận hành hệ thống điện tử (IC-modul) và cơ khí (hệ thống bánh răng).
Bộ máy Quartz cơ bản sẽ bao gồm: Pin, IC, bộ mạch xử lý, tinh thể thạch anh, bộ điều hòa dao động, motor bước.
Vậy là bạn đã nắm được phần nào về cấu tạo đồng hồ cơ mà mình đang đeo chưa? Nếu còn cần giải đáp, hay tư vấn gì về cấu tạo, hay cần tư vấn về việc thay pin đồng hồ, bảo dưỡng,.. Thì cứ liên hệ với chúng tôi qua số Hotline của Alowatch nhé: 096 912 6500. Hoặc bạn có thể qua trực tiếp cửa hàng tại 114 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã tin tưởng và ủng hộ Alowatch.