Đồng hồ cơ chạy được bao lâu
Đồng hồ cơ chạy được bao lâu? Đây được xem là câu hỏi đáng quan tâm nhất, bởi đôi khi, lâu không sử dụng. Bạn sẽ gặp phải những tình huống khó xử “đứng máy” hay “chết vặt”. Bạn sẽ có đáp án sớm thôi, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Đồng hồ cơ chạy được bao lâu?
Theo bạn, đồng hồ cơ sẽ chạy được bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào các bộ máy bên trong nó. Thông thường, đồng hồ cơ sẽ chạy được khoảng 40 giờ, con số này sẽ chỉ đạt được khi đồng hồ được lên dây tối đa.
Bạn có biết đến thuật ngữ Power Reserve – Dự trữ năng lượng. Hay còn biết đến là thời gian trữ cót. Với mỗi chiếc đồng hồ cơ của mình, bạn có thể tìm thấy thông tin này trong máy của đồng hồ.
Khi đã nắm thời gian chạy của đồng hồ cơ. Có thể bạn không đeo, cất trữ sau khi lên dây cót tối đa ít hơn thời gian này. Thì sẽ không gặp phải hiện tượng đồng hồ cơ hay bị chết.
Đồng hồ cơ có bền không?
Đồng hồ cơ có bền không, là do cách sử dụng, cũng như bảo quản của mỗi người. Bởi thế, có một nguyên tắc chung cho tất cả các loại đồng hồ cơ, dù chiếc đồng hồ của bạn thuộc thương hiệu, hay quốc gia nào đi nữa. Bạn cần đeo đồng hồ đủ 8 tiếng.
Bạn càng đeo lâu, đồng hồ Automatic chạy càng lâu. Cho đến khi đạt được mức dự trữ năng lượng tối đa (đầy cót). Và một khi đã đầy cót, dù bạn có đeo thêm thì đồng hồ automatic cũng chỉ hoạt động đúng thời gian trữ cót của chúng.
Nhưng có những trường hợp, không đeo đủ được 8 tiếng/ngày. Vậy phải làm sao? Hãy cứ bình tĩnh, đó chính là điều mà chúng tôi muốn giới thiệu tiếp theo đây.
Cách lên dây cót đồng hồ cơ automatic
Đây là biện pháp khi không đeo đủ 8tiếng/ngày, bạn có thể tiến hành phương pháp lên dây thủ công. Bằng cách làm như sau:
- Đầu tiên, hãy chắc chắc rằng núm (chốt) không bị kéo ra, nếu bị kéo ra hãy ấn nó vào trong nhé.
- Xoay núm theo chiều kim đồng hồ, cho đến khi cảm thấy chặt tay hoặc nghe thấy tiếng rẹt rẹt) Với đồng hồ chưa bị đứng thường là 15-20 vòng. Đồng hồ bị đứng hoàn toàn có thể giao động trong khoảng 40-80 vòng.
Nhưng cách này thường không được khuyến khích lắm, vì sao ư? Bạn có thể sử dụng hộp lên dây thay vì tiến hành lên dây thủ công. Vì rất khó xác định được đã vặn bao nhiêu vòng, đôi khi còn sai tư thế, vặn cũng khiến bộ máy, cấu tạo đồng hồ cơ nhanh bị hỏng hơn.
Đồng hồ cơ bị rơi
Đây là một trong những nguyên nhân khiến chiếc đồng hồ cơ bị đứng máy. Bởi khi rơi, hay va chạm mạnh, hoặc để cạnh những thiết bị điện tử (máy giặt, tủ lạnh, tivi, lò vi sóng,.. ) Sẽ khiến dây tóc đồng hồ bị nghiễm từ và xoắn lại. Nghiêm trọng hơn, khi nhiễm từ quá nặng, dây tóc đồng hồ cơ rất dễ bị đứt.
Đồng hồ cơ bị đứt dây cót
Nếu dây cót đứt, năng lượng bị “cắt” dẫn đến đồng hồ bị dừng máy. Vậy nên, dù thế nào đi nữa. Hãy hạn chế tối đa việc để đồng hồ gần các thiết bị điện tử, và tránh làm rơi đứa con cưng của bạn nhé.
Dây cót đồng hồ có dạng lò xo, và được cuộn lại từ một sợi kim loại rất mảnh và dài. Kết nối bằng một khóa vặn (chính là núm đồng hồ) Khi vặn núm, dây tóc sẽ cuốn lại để tích trữ năng lượng. Và khi vận hành, chúng sẽ về hình dạng ban đầu (nhả tóc) tạo ra năng lượng truyền đến các bộ phận khác. Vì thế, có thể nói: dây cót tuy nhỏ – nhưng lại có võ đấy nha. Bởi đồng hồ cơ chạy được bao lâu, cũng có ảnh hưởng đến anh bạn dây cót này mà
Cách bảo quản đồng hồ khi không sử dụng:
Khi lên dây cót
Điểm cần chú ý khi lên dây cót, đó là bạn cần vặn núm điều chỉnh nhẹ nhàng. Chỉnh vừa tầm tay, và cảm nhận được vừa căng là được. Không nên vặn căng hết cỡ, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ đồng hồ.
Khi điều chỉnh giờ, ngày
Có một số mẫu đồng hồ cơ có chức năng xem ngày. Vì thế, hãy điều chỉnh theo chiều tăng dần, chứ không nên vặn ngược. Sau khi chỉnh xong hãy luôn nhớ để nút vặn vào vị trí ban đầu để tránh nước vào đồng hồ.
Luôn chú ý đến độ chịu nước của đồng hồ
Mỗi loại đồng hồ sẽ có độ chịu nước là khác nhau, và chúng thường được ký hiệu ở phía mặt sau đồng hồ. Việc hiểu đúng ý nghĩa, cũng như một vài ký hiệu chịu nước. Sẽ giúp bạn sử dụng đồng hồ đúng cách, và tránh làm hư hỏng khi tiếp xúc với nước.
Đối với những đồng hồ Chronograph, tuyệt đối không sử dụng nút bấm cho chức năng này khi ở dưới nước (ngoại trừ những đồng hồ chuyên dụng).
Tham khảo thêm bài viết: Cách chống nước cho đồng hồ
Chú ý đến thời gian bảo dưỡng đồng hồ
Dù là đồng hồ cơ, hay Quartz thì đều cần đến việc bảo dưỡng, lau dầu đồng hồ,.. Nhằm giúp cho bộ máy có thể vận động trơn chu nhất. Hãy thay pin khi chic đồng hồ Quartz hết pin. Để tránh tình trạng pin bị chảy nước, và làm hỏng các linh kiện.
Vệ sinh đồng hồ thường xuyên và đúng cách.
Hãy vệ sinh chúng khoảng 2 tuần 1 lần, hoặc bất cứ khi nào chúng bị bẩn. Và luôn để ở nơi khô ráo, thông thoáng. Tránh bụi bẩn, và những nơi có độ ẩm cao để không làm hư hại đến đồng hồ.
Bảo quản mặt, dây đồng hồ
Các loại mặt kính khác nhau sẽ có độ chống trầy xước khác nhau. Hãy ngửa mặt đồng hồ khi bạn không sử dụng. Nếu úp chúng xuống thì hãy đặt mặt đồng hồ lên trên khăn mềm hoặc khăn giấy để chúng không bị xước. Thế mới thấy, biết được đồng hồ cơ chạy được bao lâu là một chuyện, nhưng để bảo quản. Thì còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố
Đánh bóng đồng hồ inox, hay cách vệ sinh đồng hồ dây da. Hãy trang bị để bảo quản dây, mặt đồng hồ được tốt nhất nhé
Với bất kì một chiếc đồng hồ nào, bạn không chỉ đơn thuần là đang sử dụng nó mà còn đồng hành cùng nó. Vì vậy, việc nắm được thông tin, đồng hồ cơ chạy được bao lâu. Cũng như cách bảo quản đồng hồ khi không sử dụng. Để đồng hồ luôn giữ được tuổi thọ lâu nhất, và luôn đẹp trong mắt người dùng.