Chân kính đồng hồ là gì
Chân kính đồng hồ là gì nhỉ? Nghe thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau. Nhưng “nghe đồn” chân kính lại là tiêu chí đánh giá cho một chiếc đồng hồ. Hãy tìm hiểu với chúng tôi, trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
Chân kính đồng hồ là gì?
Chân kính đồng hồ – hay còn gọi là Jewel. Tuy Jewel mang ý nghĩa gốc là đá quý, nhưng trong chế tác đồng hồ, thuật ngữ Jewel chỉ chân kính.
Thời điểm chân kính đồng hồ bắt đầu có mặt, đồng hồ cơ đã có độ phổ biến cao. Người ta lắp chân kính vào những bộ phận có ma sát lớn. Nhằm giảm sự tối đa sự hao mòn trong quá trình vận hành.
Chân kính đồng hồ thật sự rất cần thiết. Đặc biệt là đối với những chiếc đồng hồ cơ tự động. Cấu tạo đồng hồ cơ tuy là phức tạp. Nhưng cũng không hẳn phải có càng nhiều chân kính càng tốt.
Trung bình, số lượng cần/tối thiểu trên đồng hồ lên dây cót thường ở con số 17. Trên đồng hồ tự động là 21.. Điều này còn tùy theo cấu tạo, tính năng, cơ chế của bộ máy mà có số lượng phù hợp
Vậy bạn có biết, vì sao được gọi là chân kính không?
Thực chất, khi du nhập vào Việt Nam, anh bạn này xuất hiện đúng vào thời điểm lối dùng chữ Hán – Việt được ưa chuộng.
“Chân” được hiểu như là “chấn” trong chấn giữ. Và “kính” hàm ý sự trong suốt. Chắc hẳn muốn ám chỉ một bộ phận chấn giữ tuyệt đẹp và có giá trị. Tăng sự đẳng cấp của đồng hồ chăng?
Đọc thêm: Đồng hồ cũ chính hãng mua ở đâu?
Chân kính đồng hồ đem lại tác dụng gì?
- Giảm ma sát giữa các chuyển động, để tăng độ chính xác
Chân kính giúp giảm ma sát giữa các chi tiết trong bộ máy đồng hồ. Bởi ở những thời điểm khác nhau, thì độ ma sát sẽ khác nhau. Điều này đôi khi nằm ngoài sự tính toán của những nhà sản xuất.
Chính vì vậy, những viên đá với độ cứng cao, và tỷ lệ bào mòn gần như là rất thấp. Sẽ giúp những vấn đề trên không còn nữa.
- Tăng Độ Bền Cho Máy
Công dụng này khi tìm hiểu về chân kính đồng hồ là gì, cũng như giảm thiểu sự ma sát. Cũng không khó để đoán ra, chúng còn giúp cho những chiếc đồng hồ cơ kéo dài tuổi thọ hơn.
- Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác (ở mức độ vừa phải)
- Tăng thêm tính thẩm mỹ. Bởi đồng hồ không chỉ dùng để xem giờ, mà nó còn là một món trang sức. Thể hiện phong cách của bạn
Với sự có mặt của anh chàng chân kính, đã khiến cho bộ máy đồng hồ như được tô điểm và thêm phần bắt mắt hơn vậy. Bạn cũng đồng ý quan điểm này chứ?
Chân kính được làm từ chất liệu gì?
Có khá nhiều loại vật liệu đã được sử dụng để tạo ra chân kính: Kim Cương, đá quý, đá Sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh,.. Bởi chúng đều là những vật liệu có độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc lẫn nhau. Và tiếp xúc với các bộ phận kim loại trong bộ máy đồng hồ chính hãng, của những hãng đồng hồ nổi tiếng
Nhiều loại vật liệu trên chỉ xuất hiện ở các mẫu đồng hồ đắt tiền. Còn phần lớn dùng Sapphire tổng hợp và Ruby nhân tạo do Auguste Verneuil phát minh.
Bạn sẽ ngạc nhiên, khi biết đến có nhiều hơn 3 loại chân kính:
Khi đọc đến đây, không những bạn đã biết được chân kính đồng hồ là gì? Mà bạn sẽ ngạc nhiên, khi có nhiều hơn 3 loại chân kính. Cụ thể là con số 5.
Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels)
Jewel hình tròn, dẹt, ở giữa có khoan lỗ. Loại này thường được dùng để gắn vào các trục bánh răng có vận tốc quay nhỏ. Kích thước lỗ khoan thì còn tùy theo kích thước trục.
Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels)
Loại này còn có tên gọi khác là chân kính mũ. Tròn, dẹt, ở giữa sẽ không khoan lỗ xuyên tâm hoặc không có lỗ; Vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động dọc trục.
Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels)
Là loại chân kính hình viên gạch, được gắn trên những điểm bị tác động. Và va đập theo chiều ngang.
Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels):
Điểm bị tác động va đập kiểu trượt (chiều ngang). Và chỉ được gắn tại vị trí cán cân.
Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels):
Có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Với mục đích chống sốc cho chân kích bởi những tác động lực.
Đồng hồ có 23 chân kính
Sẽ những luồng ý kiến trái chiều cho rằng, càng nhiều thì càng tốt. Tức là càng nhiều chân kính càng thời thượng và cao cấp? Vậy thực tế là sao?
Mỗi chân kính sinh ra, sẽ đều có chức năng riêng của nó. Và số lượng chân kính sẽ phụ thuộc vào kết cấu và mục đích sử dụng của đồng hồ.
- 4 chân kính cho đồng hồ pin cơ bản. Với mặt hiển thị kim
- 6 – 7 chân kính với đồng hồ pin với mặt hiển thị kim đa chức năng
- 17 cho đồng hồ cơ lên dây cót
- 21 cho đồng hồ cơ tự động
- 23 cho đồng hồ cơ có 2 trống dự trữ năng lượng
- 25 – 27 cho đồng hồ cơ đa năng
- >27 dành cho những chiếc đồng hồ cực phức tạp.
Vị trí của chân kính
Có thể nói, những vị trí của chân kính trong cấu tạo của đồng hồ. Rất khó nhìn ra bằng mắt thường.
Ví dụ như một chiếc đồng hồ 11 Jewels sẽ nhìn giống hệt một chiếc có 15 jewels. Bởi 4 viên đá được thêm nằm cạnh bên của bộ máy. Và ngay phía dưới mặt đồng hồ.
Dưới đây là sơ đồ minh họa vị trí của các chân kính, trên một chiếc đồng hồ tiêu chuẩn 23 Jewels.
Bạn có thấy rằng, từ nãy đến giờ, khi nhắc đến chân kính. Chúng tôi thường chỉ đề cập đến những số lẻ, 7.11.17.21.23,.. Bạn có tò mò về điều này? Trong khi các chân kính đều “có đôi có cặp“. Thì ở khu cán cân, bạn sẽ thấy sự lẻ lỏi của Roller Jewel (trục lăn). Hãy quan sát lại bức ảnh trên, và nhận ra điều thú vị này nhé.
Đồng hồ 100 chân kính
Đồng hồ Waltham Automatic – Chính Hãng Thụy Sĩ Thuỵ sĩ sản xuất 1956. Sở hữu đến 100 chân kính. Nhưng tiếc là nó đã được bán mất rồi.
Vậy có nên đặt ra câu hỏi? Số lượng chân kính có quyết định chất lượng đồng hồ không?
- Năm 1974, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã phối hợp với tổ chức tiêu chuẩn công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ (NIHS): Normes de l’Industrie Horlogère Suisse công bố tiêu chuẩn, ISO 1112.
- Tiêu chuẩn này nhằm nghiêm cấm các nhà sản xuất, những thương hiệu quảng cáo chân kính không có tính năng.
- Vậy nên, bạn hãy cân nhắc khi cảm thấy đồng hồ quá đắt. Vì số chân kính nhiều quá mức quy định nhé.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xem, chân kính đồng hồ là gì? Cũng như những thú vị xoay quanh anh bạn “chân kính này. Hy vọng thông tin này, sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình một mẫu đồng hồ phù hợp. Đừng quên ghé qua Alowatch. Khi bạn đang cần tư vấn về đồng hồ nhé.