Chân kính đồng hồ là gì? 3 điều quan trọng cần biết về jewels
Với các tín đồ của đồng hồ thì chắc chắn cái tên jewels không còn quá xa lạ. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bộ máy cơ hoạt động bền bỉ mà còn mang lại sự chính xác cho thiết bị.
Vậy, jewels là gì? Vai trò, tác dụng của nó ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những thắc mắc liên quan đến bộ phận này.
Nội dung chính
Jewel là gì?
Jewels là một thuật ngữ dùng để chỉ chân kính trong bộ máy của đồng hồ, thông thường nó được làm từ đá quý.
Trước đây, khi đồng hồ đeo tay mới được ra đời, chân kính được làm từ kim loại cứng. Tuy nhiên chất liệu này dễ bị bào mòn do ma sát từ quá trình chuyển động của những bánh răng và khiến đồng hồ hoạt động không còn chính xác.
Do đó, các nhà sản xuất đã cải tiến và thay thế Jewels kim loại bằng các chất liệu khác như kim cương, đá quý, … Thậm chí hiện nay, chân kính còn được làm bằng thạch anh, đá đỏ, … hay các loại đá đắt tiền như kim cương, ruby, …
Bạn có thể tham khảo video dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về bộ phận này.
Chân kính đồng hồ có tác dụng gì?
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của chân kính. Trong bộ máy đồng hồ, thì jewels giữ vai trò vô cùng đặc biệt và quyết định đến độ chính xác của cỗ máy thời gian.
Trước tiên, chân kính có tác dụng liên kết các bộ phận trong đồng hồ. Trung bình, mỗi chiếc đồng hồ có hơn 200 chi tiết máy, và nhờ có jewels mà chúng có thể liên kết với nhau.
Ngoài ra, chân kính còn giúp bộ máy giảm thiếu tối đa các ma sát nhờ được làm từ các chất liệu cứng, có độ trơn. Từ đó, giúp đồng hồ hoạt động chính xác và kéo dài tuổi thọ.
Việc sử dụng chân kính cũng giúp làm đẹp, tăng giá trị thẩm mỹ cho đồng hồ. Những chiếc chân kính được đánh bóng lấp lánh, cắt gọt tỉ mỉ sẽ thu hút mọi ánh nhìn từ đó khiến đồng hồ của bạn sang trọng hơn, tinh tế hơn.
Đặc biệt, khi chân kính được làm từ các chất liệu cao cấp như kim cương, ruby, … thì nó còn góp phần làm tăng giá trị của chiếc đồng hồ đeo tay của bạn.
Số lượng của chân kính có quyết định giá trị của đồng hồ
Chân kính là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của đồng hồ. Tuy nhiên, chắc chắn nhiều người “sành” đồng hồ cũng chưa hiểu hết được giá trị, vai trò của chân kính.
Không ít người vẫn thắc mắc, với một chiếc đồng hồ bao nhiêu jewels là đủ? Và liệu số lượng của chân kính có quyết định đến giá trị của đồng hồ?
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào chức năng cũng như cấu tạo mà đồng hồ có thể có ít hoặc nhiều chân kính.
Trung bình, đồng hồ cơ tự động sẽ có 21 chân kính, đồng hồ thường tối thiểu 17 chân kính. Trong khi đó, với các dòng đồng hồ Quart thì con số chân kính chỉ là 4.
- Đồng hồ Quart đơn thuần 1 bộ kim: 4 jewels
- Đồng hồ máy pin nhiều kim hiển thị, nhiều chức năng: 6 – 7 jewels
- Đồng hồ lên dây cót bằng tay: 17 jewels
- Đồng hồ lên dây cót tự động: 21 jewels
- Đồng hồ cơ có 2 mặt trống dự trữ năng lượng: 23 jewels
- Đồng hồ cơ đa năng: 25 đến 27 jewels
Ngoài ra, với các dòng đồng hồ phức tạp như đồng hồ cơ 2 mặt số thì số lượng chân kính có thể lên đến 40 jewels.
Bởi vậy, có thể thấy rằng, quan niệm càng nhiều jewels thì đồng hồ càng bền, càng chính xác, càng nhanh chỉ có giá trị tương đối, bởi tùy thuộc vào mỗi thiết bị và dòng sản phẩm, mà số lượng chân kính của đồng hồ sẽ khác nhau.
Các dạng chân kính đồng hồ
Mặc dù cùng được gọi là chân kính, tuy nhiên với mỗi dòng máy khác nhau hoặc tại vị trí khác nhau thì chân kính có hình dạng và tên gọi riêng.
Dưới đây là một số loại jewels phổ biến trong đồng hồ mà chúng ta có thể kể đến:
1- Hole Jewels (Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm)
Đây là loại chân kính phổ biến hiện nay với hình tròn, dẹt, khoan lỗ ở giữa. Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm được dùng gắn vào các trục bánh răng xoay với vận tốc nhỏ.
Loại chân kính này không yêu cầu cao về độ sai số và có độ chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.
2- Cap Jewels (Chân kính tròn không có lỗ)
Loại chân kính này có hình tròn, dẹt nhưng ở tâm không có lỗ. Chân kính tròn không lỗ được đặt giữa 2 đầu trục quay có vận tốc quay lớn.
Loại jewels này yêu cầu cao về độ sai số đồng thời chịu chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực dọc trục.
3- Pallet Jewels (Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật)
Loại chân kính này có hình dáng viên gạch được gắn trên những điểm bị va đập. Và được sử dụng cho những điểm bị tác động va đập trượt (ngang) là hai đầu của ngựa (cò khoá, mở bánh bánh escape – hay còn gọi bánh nhện).
4- Roller Jewels (Chân kính dạng con lăn)
Roller Jewels có hình dáng trục giống con lăn. Dòng chân kính này được gắn trên bệ bánh lắc hay vị trí chịu tác động của lực va đập theo chiều ngang.
5- Shock Protection Jewels (Chân kính bảo vệ sốc)
Đây là một trong những loại chân kính quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ loại đồng hồ nào hiện nay.
Chân kính bảo vệ sốc không có hình dạng cụ thể, nó nằm chèn giữa chân kính khác hoặc bộ phận nào đó.
Vai trò của Shock Protection Jewels là ngăn không cho làm vỡ chân kính cần bảo vệ khi đồng hồ bị chấn động mạnh.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin cơ bản về jewels, hi vọng những kiến thức hữu ích của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chân kính đồng hồ từ đó biết cách bảo quản và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.