Kiến thức cơ bản về đồng hồ đeo tay bạn nên biết | Alo Watch

09:41 - 30/11/2020

Đồng hồ đeo tay không chỉ giúp xem giờ mà nó còn là một món phụ kiện, là sản phẩm thể hiện đẳng cấp và phong cách của người sở hữu. Tuy được rất nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng hiểu hết được về chiếc đồng hồ mình đang sở hữu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức cơ bản về đồng hồ.

xem thêm:

Đồng Hồ Citizen Cũ Đã Qua Sử Dụng Giá Rẻ Toàn Quốc

Nội dung chính

PHÂN LOẠI THEO NƠI SẢN XUẤT

Đồng hồ hiện nay được sản xuất chủ yếu tại 3 nơi sau:

  • Thụy Sĩ (Swiss EB, Swiss Movement): các sản phẩm sẽ có độ chính xác, độ bền cao, chất lượng tốt và thường lắp đặt cho các thương hiệu cao cấp, giá thành rất đắt. Một số thương hiệu không được sản xuất ở Thụy Sĩ nhưng vẫn có dấu “Swiss Movement”. Để có được dấu này thì thương hiệu phải đảm bảo các quy định gồm: trên 70% thiết bị, linh kiện được sản xuất tại Thụy Sĩ; máy đồng hồ phải lắp ráp và kiểm tra chất lượng ở Thụy Sĩ trước khi phân phối.
  • Nhật Bản (Japan Movement, Japan Quartz): là loại máy được sản xuất tại Nhật Bản hoặc được ủy nhiệm sản xuất bởi Nhật Bản. Chất lượng đồng hồ loại này khá tốt, giá tương đối hợp lý.
  • Đài Loan, Trung Quốc: thường sản phẩm có độ chính xác không cao, độ bền thấp; giá thành rẻ; thường dùng để lắp cho đồng hồ rẻ tiền, đồng hồ nhái/fake.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 1

CÁC LOẠI MÁY CỦA ĐỒNG HỒ

1. Quartz Movement (Đồng hồ thạch anh)

Là loại đồng hồ có cơ chế điều động bằng một tinh thể thạch anh. Tinh thể sẽ dao động khi đặt trong một điện trường, nhờ đó nó sẽ cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Đây là loại đồng hồ phù hợp với túi tiền nhất, chủ yếu chạy pin.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 2

2. Eco-Drive (Hấp thụ năng lượng từ ánh sáng)

Dòng đồng hồ này không dùng pin mà chạy hoàn toàn bằng năng lượng tạo ra từ bất kỳ nguồn ánh sáng nào như mặt trời, ánh sáng tự nhiên/nhân tạo. Đồng hồ sẽ có cơ chế của một bảng băng lượng mặt trời cùng một thiết bị sạc pin, ánh sáng được chuyển đổi thành năng lượng; sau đó tích trữ để đồng hồ hỏa động.

Loại đồng hồ này hoàn toàn tự động trong việc nạp năng lượng. Người dùng chỉ cần để đồng hồ tiếp xúc với nguồn ánh sáng là nó sẽ tự hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng. Khi đầy, đồng hồ có thể chạy từ 6 tháng – 1 năm tùy theo dòng sản phẩm.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 3

3. Automatic Watch (Đồng hồ tự động)

Là loại máy đồng hồ dùng năng lượng từ dây cót. Năng lượng lấy từ dây cót sẽ được kết nối với một bánh tạ. Sự chuyển động của cổ tay người đeo sẽ làm bánh tạ quay và lên dây cót cho đồng hồ. Hiện có 2 loại đồng hồ tự động phổ biến nhất gồm:

  • Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: là loại người dùng cần dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian quy định. Người dùng chỉ cần vặn vừa tầm hoặc đếm số vòng vặn từ 10 – 15 vòng là được. Không nên vặn quá vì có thể làm đứt cót hoặc hỏng máy.
  • Automatic “Tự động lên dây cót”: đồng hồ sẽ tự lên dây cót nhờ chuyển động của tay người đeo. Tuy nhiên loại đồng hồ này yêu cầu người dùng phải đeo thường xuyên thì mới có thể lên dây cót được.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 4

CÁC LOẠI KÍNH ĐỒNG HỒ

1. Mica

Là loại nhựa tổng hợp trong suốt. Loại nhựa này thường lắp cho đồng hồ của trẻ em, loại đồng hồ rẻ tiền. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị mờ, trầy xước và không thể đánh bóng.

2. Sapphire Glass (Kính Sapphire)

Là loại đá trong suốt không trầy xước trừ khi va chạm hoặc chà xát bằng kim cương hoặc chính kính sapphire. Có 3 loại kính cơ bản gồm:

  • Sapphire tráng mỏng: là loại kính thường tráng thâm lớp sapphire mỏng. Loại này kính này thường giòn, dễ vỡ dù va chạm nhẹ; dễ trầy sau một thời gian sử dụng. sau khi mất lớp sapphire sẽ chỉ còn kính thường.
  • Sapphire tráng dày: tương tự như loại kính trên nhưng lớp sapphire được tráng lên dày hơn nên có thời gian sử dụng lâu hơn.
  • Sapphire nguyên khối: đây là loại tốt nhất, bạn có thể thấy được ánh lấp lánh 7 màu khi đưa ra ánh sáng. Đa phần đồng hồ chính hãng sẽ lắp kính này. Giá sản phẩm thường rất đắt và thường chỉ dùng cho đồng hồ cao cấp.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 5

3. Mineral Glass (Kính khoáng chất)

Còn được gọi là kính khoáng chất được tận dụng từ các ưu – nhược điểm của kính sapphire. Loại kính này có độ cứng cao nên hạn chế trầy xước, không dễ vỡ, có thể đánh bóng.

VỎ ĐỒNG HỒ

Vỏ đồng hồ thường được làm từ thép không gỉ hoặc inox. Đặc tính là bền, không bị oxy hóa hay han rỉ. Nếu vỏ này có thêm lớp mạ thì sẽ rất bền và khó phai. Một số loại vỏ đồng hồ khác hay được sử dụng là:

  • Vỏ hợp kim chống xước, gốm công nghệ cao: Có lõi bằng thép hoặc titan bọc hợp kim hoặc đá; độ cứng cao, chống xước.
  • Vỏ hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không oxy hoá, có màu xám tối.
  • Vỏ hợp kim Aluminum (Nhôm): Nhẹ, bền không oxy hoá, màu trắng mờ.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 6

DÂY ĐEO CỦA ĐỒNG HỒ

Các loại dây đồng hồ phổ biến hiện nay:

  • Dây Inox hay thép không gỉ (Stainless Steel): Bền, không bị oxy hoá hay gỉ.
  • Dây mạ: làm bằng thép thường hoặc đồng, được mạ bóng; bị oxy hoá theo thời gian.
  • Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không oxy hoá, màu trắng mờ.
  • Dây da (Leather Band)
  • Dây da thường
  • Dây da cao cấp
  • Các loại dây khác: Dây nhựa, dây Vải tổng hợp, dây Cao su, dây Silicon, dây Metal, dây Nylon

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 7

ĐÁY ĐỒNG HỒ (BACK)

Thường được là từ thép không gỉ hoặc hợp kim titanium. Có các kiểu đáy đồng hồ như sau:

  • Đáy cậy: Chống nước trung bình, một số loại chuyên dụng chống nước tốt
  • Đáy xoay (vặn ren): Chống nước tốt
  • Đáy bắt vít: Chống nước trung bình, một số loại chuyên dụng chống nước tốt.
  • Đáy lắp kính (See through back) vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn được bộ máy bên trong: chống nước trung bình.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 8

VÀNH ĐỒNG HỒ (BEZEL)

Đây là bộ phận ở giữa mặt kính và vỏ đồng hồ. Nó thường được làm bằng thép không gỉ hoặc thép thường và các chất liệu khác. Một số kiểu vành đồng hồ hiện nay:

  • Vành trơn
  • Vành gắn hạt
  • Vành chống xước: làm từ hợp kim Tungsten hay Ceramic
  • Vành chia độ, hướng la bàn (đồng hồ thể thao)
  • Vành cố định và vành xoay (ren trong)

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 9

MẶT SỐ (DIAL)

Mặt số đồng hồ sẽ làm từ thép sơn màu, thép mài bòng hoặc khảm trai. Các kiểu dáng phổ biến là:

  • Mặt số không lịch
  • Mặt số có lịch ngày hoặc lịch thứ
  • Mặt số Chronograph: Có kim tính giây, phút, phần mười giây của giờ thể thao hoặc có kim chỉ lịch ngày, lịch thứ, lịch tháng.
  • Mặt số gắn đá hoặc kim cương.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 10

MỨC ĐỘ CHỊU NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ

Mức chịu nước sẽ được chia theo các kiểu đồng hồ như sau:

  • Đồng hồ siêu mỏng: Chịu nước kém
  • Đồng hồ mỏng (máy mỏng/pin mỏng): Chịu nước trung bình
  • Đồng hồ nữ kiểu lắc: Chịu nước kém hoặc trung bình (3ATM).
  • Đồng hồ lắp dây da: chịu nước ở mức trung bình.
  • Đồng hồ thể thao/đồng hồ Chronograph: Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, loại chuyên dụng có thể chịu áp suất khi lặn.
  • Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy: chống nước tốt ở trạng thái nguyên bản

ĐƠN VỊ ĐO MỨC ĐỘ CHỊU NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ

Đơn vị đo chỉ số chống nước sẽ được in trên mặt số hoặc khắc vào mặt sau đồng hồ. Các ký hiệu thường gặp sẽ là Bar, ATM, Metres, Feet hoặc M chỉ độ sâu dưới nước; 1 bar = 10m độ sâu dưới nước:

  • 3 bar (30 metres/100 feet) hoặc chỉ ghi Water Resistance: chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa nhỏ.
  • 5 bar (50 metres/167 feet): dùng trong bơi lội, lặn sông nước
  • 10 bar (100 metres/330 feet): dùng được trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, không được sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước….
  • 20 bar (200 metres/660feet): Dùng được trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, được sử dụng khi chơi thể thao mạnh dưới nước….nhưng không được sử dụng lặn biển như người nhái.
  • Từ 20 bar (200 metres/660feet) trở lên: Chỉ dùng trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp suất cao.

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 11

KÍCH CỠ THÔNG THƯỜNG CỦA MẶT ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Kích cỡ đồng hồ Nam

  • Cỡ nhỏ: < 36mm (1.42 inches)
  • Cỡ trung bình: Từ 37mm đến 40mm (1.43 – 1.57 inches)
  • Cỡ lớn: Từ 41mm đến 46mm (1.65 – 1.81 inches)
  • Ngoại cỡ: Từ 48mm và có thể lớn hơn (1.89 inches hoặc hơn)

Kích cỡ đồng hồ Nữ

  • Cỡ nhỏ: < 24mm (0.94 inches)
  • Cỡ trung bình: Từ 24mm – 30mm (0.94 – 1.18 inches)
  • Cỡ lớn: Từ 31mm – 36mm (1.26 – 1.42 inches)
  • Ngoại cỡ: Từ 40mm và có thể lớn hơn (1.57 inches hoặc hơn)

Độ dày vỏ đồng hồ:

  • Mỏng: 4mm – 6mm (0.16 – 0.24 inches)
  • Trung bình: 7mm – 11mm (0.28 – 0.43 inches)
  • Dày: 12mm – 14mm (0.47 – 0.55 inches)
  • Rất dày: 15mm – 18mm (0.59 – 0.71 inches)

Kiến thức cơ bản về đồng hồ 12

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các kiến thức cơ bản về đồng hồ một cách chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Lê Hồng Vân.

Tin tức liên quan

    Đặt lịch sửa đồng hồ

    Họ tên:

    Địa chỉ:

    Số điện thoại:

    Ngày sửa chữa:

    Yêu cầu khác:

    .
    .
    .
    .
    Tư vấn ngay